Theo quan niệm dân gian cắt tóc máu sớm sẽ giúp cho tóc của bé sau này mọc nhanh và dày hơn. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có chứng minh nào kết luận điều này là đúng. Bởi tóc máu có chức năng bảo vệ thóp non nớt và giữ ấm phần đầu của bé. Vậy có nên cắt tóc máu cho bé không?. Ba mẹ cần lưu ý điều gì khi cắt tóc máu cho bé. Hãy cùng Lịch cắt tóc tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu về việc cắt tóc máu cho bé
Tóc máu hay còn được gọi với cái tên quen thuộc là tóc non. Đó chính là lớp tóc đầu tiên xuất hiện ở trên đầu trẻ sơ sinh. Tóc máu được phát triển khi em bé còn trong bụng mẹ. Bắt đầu từ tuần thai thứ 24 và sau đó dài dần ra. Nó có vai trò là bảo vệ và giữ ấm cho phần thóp non nớt của trẻ sơ sinh. Thời gian sau đó tóc rụng dần. Và sẽ được mọc lại trong quá trình lớn lên của trẻ sơ sinh.
“Cắt tóc máu cho bé sẽ dài và dày hơn” – Quan điểm này đúng hay sai?
Quan niệm này không đúng hoàn toàn. Bởi theo bác sĩ vì tóc mọc từ nang lông dưới vùng da đầu vẫn còn non. Chính vì vậy việc ba mẹ can thiệp vào bề mặt đó sẽ không có ảnh hưởng đến sự phát triển của nó. Nghiên cứu cho rằng việc tóc dày và dài phụ thuộc vào yếu tố di chuyển.
Nhưng tóc của trẻ sơ sinh cũng có cấu trúc như tóc bình thường. Nên việc rụng tóc là điều tất yếu. Tuy nhiên quá trình của mỗi bé là khác nhau. Vì thế sợi tóc nào mọc trước sẽ rụng trước. Chính vì vậy nếu như cắt tóc máu cho bé thì tạo ra một mái tóc đồng đều. Nên khi nhìn vào bạn sẽ có cảm giác tóc đen, dài đều và dày hơn.
Vậy, có nên cắt tóc máu cho bé không?
Theo các y bác sĩ (người có chuyên môn về Y học) thì việc cắt tóc máu cho bé sớm hay muộn cũng đều không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe và sự phát triển của bé. Tuy nhiên các bạn cần hạn chế việc cắt tóc máu bởi do:
- Trong những tháng đầu sau sinh thì da đầu và thóp của bé vẫn còn rất non nớt. Chính vì vậy khi cắt sẽ rất dễ bị xước hoặc làm tổn thương ngoài da
- Việc bạn cắt đi lớp tóc máu cũng giống như cắt đi lớp màng bảo vệ tự nhiên của trẻ. Nó vô tình khiến cho đầu của bé không được giữ ấm tốt cũng như dễ bị tổn thương.
- Vì vậy lời khuyên đó chính là không nên quá tin hoặc xem trọng việc cắt tóc máu sẽ giúp tóc mọc nhanh và dày hơn. Các bạn nên đợi cho bé cứng cáp hẳn khoảng 6 tháng đến 1 tuổi mới nên cạo tóc cho bé.
- Trong trường hợp cần thiết phải cắt tóc máu cho bé. Thì bạn hãy hạn chế cắt sát da dầu của bé nhé.
Một số điều lưu ý khi chuẩn bị cắt tóc máu cho trẻ
Thời gian cắt tóc
Ba mẹ không nên cắt tóc cho bé dưới 5 tháng tuổi bởi vì đây là thời điểm nhạy cảm, phần thóp vẫn chưa được cứng. Do vậy nên chỉ cần tỉa bớt phần tóc dài nếu che mắt hoặc làm bé khó chịu. Tuyệt đối không nên cạo trọc tóc cho trẻ vì nó có vai trò giữ ấm và bảo vệ đầu.
Chọn thời điểm phù hợp
Phụ huynh nên cắt tóc cho bé vào thời điểm ban ngày sẽ tốt hơn là ban đêm. Bởi vì đây là lúc mà trẻ vui chơi ít quấy khóc và khó chịu. Đặc biệt đó chính là không nên cắt tóc lúc trẻ đang ốm yếu, mệt mỏi. Hạn chế cắt tóc vào những lúc trẻ đang ngủ, có dấu hiệu khó chịu. Khi đó bé sẽ không có sự hợp tác với ba mẹ. Gây cản trở cho việc cắt tóc. Chính vì thế nên cắt tóc cho trẻ lúc chúng cảm thấy thoải mái và vui vẻ nhất.
Tắm ngay cho bé sau khi cắt tóc
Ngay sau khi cắt tóc bố mẹ cần chuẩn bị nước tắm cho bé. Điều này giúp cho cơ thể loại bỏ được những vụn tóc còn dính trên quần áo. Khiến cho bé bị ngứa ngáy khó chịu. Chính vì thế nên ngay sau khi cắt tóc cần vệ sinh, thay quần áo đảm bảo cơ thể được thoải mái nhất.
Chuẩn bị, vệ sinh dụng cụ đầy đủ
Để có thể cắt tóc được diễn ra nhanh chóng bố mẹ nên chuẩn bị sẵn sàng đầy đủ các dụng cụ. Ví dụ như kéo nhỏ, tông đơ nhỏ hoặc máy cắt tóc. Ngoài để phân tâm lạc hướng cho trẻ các bạn có thể chuẩn bị đồ chơi, ti giả. Như vậy bé sẽ không cảm thấy sợ hãi và tinh thần vui vẻ hơn.
Tổng kết
Như vậy Lịch cắt tóc đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “có nên cắt tóc máu cho bé không?”. Đây là việc không còn xa lạ gì với nhiều ba mẹ. Tuy nhiên, bạn hãy cẩn thận khi cắt tóc máu cho trẻ ở nhà nhé. Ba mẹ cần phải hết sức lưu ý đến sự an toàn, đảm bảo sự an toàn cho con. Hãy cân nhắc, tham khảo và tìm hiểu thật kỹ trước khi cắt tóc máu cho trẻ nhé. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi. Đừng quên chia sẻ và cập nhật các bài viết tiếp theo để biết thêm kiến thức bổ ích.