Giải đáp thắc mắc có nên nhuộm tóc không thông qua những kiến thức cơ bản về hình thức làm đẹp này. Nắm rõ những mặt lợi – hại để bảo vệ sức khỏe của ban thân là điều cần thiết.
Nhuộm tóc là gì?
Nhuộm tóc là các thức thay đổi màu tóc tự nhiên thông qua việc sử dụng màu nhuộm. Vói hiệu ứng làm đẹp nhanh chóng và đạt hiệu quả cao, dịch vụ này đang dần trở thành xu hướng hiện nay.
Thay vì màu tóc truyền thống, tạo khác biệt với những màu tóc khác nhau giúp khẳng định cá tính của bản thân. Ngày nay, màu tóc được xem là một trong những công cụ phản chiếu phong cách sống của giới trẻ.
Màu tóc trầm thường gắn liền với vẻ đẹp lịch lãm, thanh lịch và sang chảnh. Trong khi đó, các gam màu nổi bật thường thể hiện sự phá cách, năng động và tươi trẻ.
Việc thay đổi màu tóc giúp đổi mới hình ảnh bản thân và khiên bạn trở nên xinh đẹp hơn. Không phải ai sinh ra cũng sở hữu đường nét hoàn hảo, phối màu hiệu quả là biện pháp tối ưu để hạn chế khuyến điểm và tôn nên vẻ đẹp vốn có.
Điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về làm đẹp ngày càng cao. Nhuộm tóc đang dần trở thành nhu cầu thiết yếu giúp con người hoàn thiện và tự tin hơn.
Tác hại của việc nhuộm tóc
Nhuộm tóc có nhiều lợi ích nhưng vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ về sức khỏe đáng lo ngại. Tìm hiểu về tác hại của nhuộm tóc là điều cần thiết trước khi bạn sử dụng phương pháp làm đẹp này.
1/ Gây hại cho tóc – Nhuộm tóc có hại không?
Thuốc nhuộm là chất hóa học chứa thành phần chính là amoniac và peroxide. Hai chất này có thể phá vỡ cấu trúc tóc và làm vô hiệu hóa sắc tố tự nhiên trong tóc.
Đồng thời, độ ẩm của tóc sẽ bị giảm khi tiếp xúc với hóa chất. Mái tóc của bạn sẽ mất đi sự bồng bềnh và bóng mượt vốn có.
Nhuộm tóc thường xuyên khiến tóc của bạn trở nên yếu và dễ gẫy rụng. Theo thời gian, tóc của bạn sẽ mỏng dần và hư tổn khó hồi phục.
2/ Gây hại cho da đầu – Nhuộm tóc không tẩy có hại không?
Da đầu là phần da khá nhạy cảm. Khi tiếp xúc liên tục với các chất hóa học, dính thuốc nhuộm lên da, bạn có thể gặp tình trạng ngứa rát, kích ứng.
Nghiêm trọng hơn, da đầu có thể xảy ra tình trạng nội mụn nước, chảy nước, ngứa dữ dội và đóng vẩy. Nếu không được điều trị sớm, biến chứng nhiễm trùng có thể xảy ra dẫn đến tình trạng rụng tóc không kiểm soát.
3/ Ảnh hưởng đến nội tiết – Nhuộm tóc nhiều có hại không?
Thành phần của thuốc nhuộm có chứa APE – một thành phần có trong thuốc trừ sâu. Khi hấp thụ vào cơ thể ở một liều lượng nhất định, chúng sẽ gây biến đổi nội tiết, thậm chí là gây ra một triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Đặc biệt, cần tìm hiểu kỹ càng đang cho con bú nhuộm tóc được không để tránh ảnh hưởng cả mẹ lẫn con.
4/ Tăng nguy cơ ung thư – Thuốc nhuộm để lâu có sao không?
Theo nghiên cứu của Trung tâm thông tin công nghệ sinh học quốc gia Hoa Kỳ (NCBI), nhuộm tóc là một yếu tố gây ra các bệnh ung thư. Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch khiến người bệnh gia tăng tỷ lệ mắc bệnh.
Trong đó, nhóm người thường xuyên nhuộm tóc có nguy cơ mắc ung thư vú, bàng quang, hạch cao hơn so với nhóm người không tiếp xúc với thuốc nhuộm.
Về thẩm mỹ, thời gian tóc nhuộm bao lâu thì phai màu được trả lời là khoảng 2 đến 6 tháng. Khi phai sẽ tạo ra những màu sắc không đều, loang lổ.
Những người không nên nhuộm tóc
Nếu bạn đang thuộc các trường hợp sau đây, tuyệt đối không nên nhuộm tóc. Sử dụng hóa chất có thể gây ra những hệ lụy lớn về sức khỏe.
1/ Người có vế thương trên da đầu có nên nhuộm tóc?
Những vết thương hở khi tiếp xúc với chất nhuộm sẽ dẫn đến nhiễm trùng, làm chết nang tóc. Nguy hiểm hơn sẽ gây ra tình trạng ngộ độc do các chất hóa học thấm vào sâu trong cơ thể.
2/ Người mắc các bệnh suy thận – Tác hại nhuộm tóc
Với các bệnh suy thận, việc đào thải độc tố ra khỏi cơ thể gặp rất nhiều khó khăn. Những chất hóa học từ thuốc nhuộm dù chỉ với hàm lượng nhỏ cũng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Tuyệt đối không nhuộm tóc nếu bạn đang mắc căn bệnh này. Nếu các tạp chất đi sau vào bên trong cơ thể, tình trạng sốc và tử vong có thể xảy ra.
3/ Phụ nữ có thai và cho con bú – Nhuộm tóc có tác hại gì?
Giai đoạn mang thai và cho con bú là khoảng thời gian khá nhạy cảm. Hạn chế nhuộm tóc là việc cần thiết để đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi và người mẹ.
Các chất hóa học trong thuốc nhuộm khi xâm nhập vào cơ thể có thể cản trở quá trình tăng trưởng của bào thai. Ngoài ra, có thể gây ra một số biến chứng như dị tật, sảy thai,..
4/ Người bị dị ứng với thành phần thuốc không nên nhuộm tóc
Dị ứng với thành phần hóa học là tình trạng cơ thể xuất hiện những phản ứng nổi mẩn, sưng, ngứa,… khi tiếp xúc với tác nhân gây hại. Nếu không kiểm soát được vấn đề này, biến chứng sẽ khiến bạn bị bỏng rát da đầu, ngộ độc,.. thậm chí là tử vong.
Hiện nay, nguy cơ di ứng với Phenylenediamine chiếm tỷ lệ cao nhất. Hãy hiểu rõ sức khỏe của bản thân trước khi uốn nhuộm nếu cơ thể bạn vốn nhạy cảm và hay gặp kích ứng.
Có nên nhuộm tóc không? Một vài lưu ý quan trọng
Để tránh những tác hại của thuốc nhuộm tóc, bạn cần nằm lòng một số nguyên tắc cơ bản dựa theo kinh nghiệm mở tiệm tóc của chuyên gia. Hãy trở nên xinh đẹp một cách an toàn với những thông tin hữu ích dưới đây.
1/ Sử dụng thuốc nhuộm an toàn – Để thuốc nhuộm quá lâu trên tóc có sao không ?
Để hạn chế tối đa những tác hại của việc nhuộm tóc lên da đầu, lựa chọn sản phẩm nhuộm chất lượng là điều cần thiết. Hãy đảm bảo sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và có thành phần cấu tạo đạt tiêu chuẩn.
Hiện nay, trên thị trường tồn tại đa dạng loại và nhãn hiệu thuốc nhuộm khác nhau. Với công nghệ tiên tiến, các sản phẩm thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng đang được chú trọng phát triển.
Thuốc nhuộm uy tín với chiết xuất từ nhiều thành phần tự nhiên, hạn chế các chất hóa học giúp bảo vệ tóc trong quá trình nhuộm. Các sản phẩm không gây kích ứng trong quá trình sử dụng, tối thiểu hóa những tác động tiêu cực về sức khỏe.
2/ Hạn chế tần suất nhuộm tóc – Nhuộm tóc nhiều có sao không?
Việc nhuộm tóc nhiều có tốt không được các nhà khoa học nghiên cứu và giải đáp chính xác qua nhiều công trình thử nghiệm. Nhuộm tóc liên tục không chỉ khiến tóc khô xơ, gẫy rụng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu về dài.
Thời gian lý tưởng để nhuộm tóc là 6 tháng/lần.Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất khến cho những độc tố tích tụ và tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
Bạn có thể cân nhắc lựa chọn các màu nhuộm bền màu để hạn chế việc dậm lại màu. Đây là lựa chọn an toàn giúp bạn tránh khỏi những tác động tiêu cực từ việc nhuộm tóc mà vẫn giữ được tính thẩm mỹ.
3/ Chăm sóc tóc kỹ lưỡng sau nhuộm – Thuốc nhuộm tóc có hại không?
Tóc hư tổn sau nhuộm là điều khó có thể tránh khỏi. Để hạn chế tình trạng này, quá trình chăm sóc tóc đóng vai trò quan trọng rất lớn.
Sau khi nhuộm tóc, bạn nên xả lại tóc bằng nước lạnh. Hạn chế tác động nhiệt lên tóc như uốn, ép, sấy,… để tránh gây áp lực cho tóc.
Lựa chọn dầu gội chất lượng, tìm hiểu dầu gội nào làm phai màu tóc nhuộm cũng giúp cho mái tóc của bạn khắc phục tình trạng khô xơ và hư tổn.
Tăng cường sử dụng thêm dầu xả, dầu hấp,… sẽ cải thiện tình trạng tóc một cách nhanh chóng.
Kết luận
Những chia sẻ về tác hại của việc nhuộm tóc giúp bạn có đáp án chính xác cho câu hỏi có nên nhuộm tóc không. Nằm lòng một số lưu ý từ lịch hớt tóc để tự tin thể hiện cá tính của bản thân mà không lo ngại về vấn đề sức khỏe và an toàn.